Chàng trai Việt tạo camera tương tác thú cưng giữa lòng nước Mỹ
Từ start-up thương mại điện tử đến camera dành cho thú cưng
Có trụ sở đặt tại Mỹ, Petkix là một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ dành cho thú cưng. Tuy vậy, ít người biết rằng, nhà sáng lập của Petkix lại là một chàng trai người Việt.
CEO và người sáng lập của Petkix là Michael Nguyễn. Anh có chuyên môn sâu về toán, kinh tế, thuật toán máy tính và từng đóng vai trò là kỹ sư trưởng tại một start-up thương mại điện tử ở Mỹ. Công ty này sau đó đã thoái vốn (exit) thành công khi doanh thu hàng năm ở mức 80 triệu USD.
Có một bản CV đồ sộ với nhiều năm kinh nghiệm, Michael Nguyễn ngay lập tức thu hút được sự chú ý của các “cá mập” tại chương Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ). Nhờ vậy, công ty Petkix của anh đã gọi vốn thành công khi bán được 20% cổ phần với giá 120.000 USD.
Michael Nguyễn sáng lập Petkix nhờ niềm đam mê đặc biệt với thú cưng. |
Theo CEO Michael Nguyễn của Petkix, khi còn đi học, anh ở tại ký túc xá cách nhà rất xa. Ở thời điểm đó, anh có nuôi một con thú cưng tên là Mini. Để tương tác thường xuyên với Mini, cứ đến cuối tuần, Michael Nguyễn lại chạy xe 3 tiếng đồng hồ về nhà và phải dậy sớm từ 5 giờ sáng thứ 2 để kịp giờ đi học.
Mong mỏi của Michael Nguyễn lúc đó là làm sao có thể tương tác từ xa với chú cún của mình. Đó cũng là lý do khiến anh ấp ủ ước mơ phát triển một thiết bị có thể tương tác với thú cưng từ xa qua Internet, nhờ vậy Petkix đã ra đời.
Tương tác từ xa, dùng AI để quản lý vật nuôi
Ở vai trò một công ty phần cứng, sản phẩm chính của Petkix là mẫu camera tương tác từ xa. Loại camera này có một bộ phận dùng để chứa thức ăn. Nó hoạt động dựa trên cơ chế bắn thức ăn ra xa cho con vật. Người chủ vật nuôi có thể thực hiện điều này từ xa và nhờ vậy giữ liên lạc với chú cún.
Mẫu camera do Petkix phát triển có một khay để đựng thức ăn. Người dùng có thể bắn thức ăn ra xa cho thú cưng bằng một động tác đơn giản trên app. |
So với những mẫu camera giám sát khác trên thị trường, sản phẩm của Michael Nguyễn là mẫu camera duy nhất có thể xoay được 360 độ. Ngoài ra, nó còn được phát triển các tính năng AI chuyên dụng dành cho thú cưng.
Sự đột biến của mô hình kinh doanh này nằm ở phần mềm. Camera của Petkix có thể nhận diện khi nào con chó đang sủa, khóc lóc hay chạy nhảy, quậy phá.
Nhờ hệ thống cảnh báo AI tích hợp dựa trên chuyển động và âm thanh, người chủ của thú cưng có thể cập nhật thường xuyên tình trạng vật nuôi của mình thông qua ứng dụng Petkix app. Camera của Petkix giúp họ truy cập qua Internet để quan sát, trò chuyện, chơi cùng với thú cưng dù không có mặt ở nhà.
Theo chia sẻ của Michael Nguyễn, trong dự án này, đội của anh đã tự thiết kế cả mạch điện và công nghệ livestream. Việc phát triển các bo mạch ổn định, có tính năng livestream rất khó và phải thử nghiệm nhiều lần. Do vậy, Petkix đang nắm trong tay công nghệ lõi để có thể ứng dụng vào các sản phẩm khác.
Người dùng cũng sẽ được cung cấp một tài khoản trên ứng dụng để theo dõi vật nuôi từ xa. |
Ở thời điểm hiện tại, sau khoảng 20 ngày mở bán dưới hình thức crownfunding (gây quỹ cộng đồng), sản phẩm camera của Petkix đã đem về số tiền hơn 20.000 USD. Do chi phí sản xuất khá cao, camera AI của Petkix sẽ có giá 179 USD (khoảng 4 triệu đồng) khi mở bán chính thức.
Theo Michael Nguyễn, những start-up phần cứng đã đi đến gian đoạn thiết kế xong bo mạch, xây dựng sản phẩm và chuẩn bị sản xuất thường có giá trị khoảng từ 8-9 triệu USD. Đó cũng là lý do anh định giá công ty của mình ở mức hơn 1 triệu USD khi tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ.
Bộ sản phẩm camera Petkix có giá 179 USD. Đa phần chúng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế. |
PetKix chỉ mới tập trung vào mảng phát triển sản phẩm camera và để ngỏ cơ hội phát triển một hệ sinh thái các sản phẩm khác trong tương lai. Hiện 70% sản phẩm camera của thương hiệu này đang được tiêu thụ tại Mỹ, 20% đến từ Châu Âu và Australia. Đây cũng được nhận định là những thị trường tiềm năng của Petkix.
Tuy vậy, nhà sáng lập Petkix luôn khẳng định, đây là một sản phẩm mang dấu ấn người Việt. Camera Petkix được sản xuất tại nhiều nước khác nhau, tuy nhiên phần cuối cùng của sản phẩm luôn là “Make in Vietnam”, nhà sáng lập Michael Nguyễn chia sẻ.
Trọng Đạt
Xa xỉ phẩm Make in Vietnam: Bút bi, bút máy giá 20 triệu đồng/chiếc
Những chiếc bút bi, bút máy Việt Nam lần đầu được bán với giá hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng. Hàng thủ công Việt Nam liệu có khả năng bước vào thị trường xa xỉ phẩm?
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số