Ca mổ nội soi ghép gan từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam
Đại tá TS Lê Văn Thành, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, phẫu thuật viên chính của ca mổ, cho biết, đây được xem là một trong những kỹ thuật mổ phức tạp nhất được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi, đòi hỏi trình độ kinh nghiệm cao, trang thiết bị dụng cụ máy móc hiện đại, đồng bộ.
Người nhận gan là bệnh nhân 52 tuổi ở Hải Phòng, tiền sử xơ gan nặng, ung thư gan, được chỉ định ghép gan. Sau 5h phẫu thuật, mảnh ghép gan phải hoàn chỉnh đã được lấy thành công bằng phẫu thuật nội soi để ghép cho người nhận gan.
![]() |
Theo các bác sĩ, phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho người hiến gan như: can thiệp ít xâm lấn giúp giảm đau sau mổ tốt hơn mổ mở, thời gian phục hồi nhanh hơn, tính thẩm mỹ cao trong khi kết quả tương đương với mổ mở.
Người hiến gan ra viện khoẻ mạnh sau 6 ngày phẫu thuật với chức năng gan bình thường. Người nhận gan sau 10 ngày phẫu thuật, chức năng gan ghép đã hoạt động tốt, ăn uống tốt, tự đi lại phục vụ các hoạt động sinh hoạt cá nhân.
Tại Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về gan rất lớn, trong đó mỗi năm có khoảng 2000-2500 ca bệnh gan giai đoạn cuối có nhu cầu ghép gan.
Cả nước đang có 9 trung tâm có thể thực hiện thành công kỹ thuật ghép gan với hơn 300 bệnh nhân. Tuy Việt Nam thực hiện ghép gan muộn hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiện nay các bác sĩ nước ta đã hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật này.
Số ca ghép gan thành công ngày càng tăng lên theo từng năm, giúp trả lại cuộc sống và sức khoẻ bình thường cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý gan giai đoạn cuối, đồng thời chi phí thực hiện ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số ít các trung tâm gan mật và ghép gan tại các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc mới có thể thực hiện được phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan từ người hiến sống.
Vì vậy, với việc lần đầu tiên ứng dụng thành công phương pháp phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan từ người hiến sống đã ghi một bước tiến mới trong lĩnh vực ghép gan đã mở ra triển vọng cứu sống những người bệnh hiểm nghèo.
Phương Lê

Mắc dị tật lỗ tiểu thấp, bé trai phải đi tiểu ngồi
Bé trai 2,5 tuổi ở Hải Dương có lỗ tiểu ở gốc dương vật. Vì vậy trẻ phải ngồi tiểu giống các bạn nữ.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

