Boeing sắp phóng tàu Starliner, quyết đấu với SpaceX
Đây sẽ là một dấu mốc quan trọng cho cả Boeing và NASA, khi mà gã khổng lồ hàng không vũ trụ này cố gắng tham gia cùng SpaceX trong việc đưa người lên trạm vũ trụ.
Boeing sắp phóng tàu Starliner, quyết đấu với SpaceX |
Tàu Starliner được dự kiến phóng vào thứ 6 vừa rồi theo giờ Florida và cập bến trạm ISS vào thứ 7. Nhưng vào thứ 5, khi tàu Nauka chứa phòng thí nghiệm của Nga đã cập bến, bộ đẩy mô-đun của tàu bất ngờ bốc cháy.
Mặc dù NASA đã khẳng định không ai bị thương và đội mặt đất đã kiểm soát được tình hình của trạm sau 1 giờ đồng hồ, lịch phóng của Starliner vẫn bị đẩy lùi với lí do trạm kiểm soát cần "tiếp tục kiểm tra mô-đun của tàu Nauka và đảm bảo trạm vũ trụ sẵn sàng cho việc cập bến của tàu Starliner."
Boeing hiện đang hy vọng lịch phóng sớm nhất vào thứ Ba, ngày 3/8 theo giờ Mỹ, mặc dù thời tiết xấu có thể sẽ đẩy lùi lịch phóng xa hơn nữa.
Buổi phóng thử tàu Starliner của Boeing là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm nay với cả tập đoàn này và NASA.
Tàu vũ trụ này được mong chờ sẽ là lời đáp trả của Boeing cho Crew Dragon của SpaceX, khi mà tàu này đã trong quá trình đưa phi hành gia ra ngoài vũ trụ và mang họ trở về với đất Mỹ sau một thập kỷ bị gián đoạn.
Cả tàu Starliner và Crew Dragon đều được phát triển dưới hợp đồng với NASA, mặc dù cả hai đều sẽ được sở hữu và hoạt động bởi các công ty mẹ, với mục đích đưa phi hành gia và có thể cả du khách tới và về từ trạm ISS.
Nếu tất cả đúng theo dự tính của Boeing, tàu Starliner hoàn toàn tự động sẽ dành một vài ngày trong quỹ đạo Trái Đất - hoàn toàn không người lái - và cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế nhằm chứng minh khoang hành khách có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách an toàn. Khoang này sau đó sẽ trở về Trái Đất bằng dù và hạ cánh ở sa mạc New Mexico.
Thành công của nhiệm vụ này là một yếu tố quan trọng với Boeing, tập đoàn hoạt động từ những năm 2010 nhằm phát triển một tàu vũ trụ có khả năng đưa phi hành gia lên ISS, nhưng gặp phải nhiều chậm trễ và khó khăn kỹ thuật.
Chuyến bay này cũng cùng thời điểm khi mà các nhà đầu tư và khách hàng đang theo dõi sát những động thái của hãng sau một loạt các bê bối và tranh cãi, đặc biệt là sau vấn đề với máy bay 737 Max, dấy lên các câu hỏi về sự an toàn cho người dùng.
NASA và Boeing đều đang lo lắng chờ đợi liệu Starliner có thể hoàn thành chuyến bay thử nghiệm này một cách an toàn và chuyển sang đưa vào hoạt động hay không.
Cùng với Crew Dragon của SpaceX - tàu đã có 3 chuyến bay thành công lên trạm ISS cùng phi hành gia - Starliner của Boeing được hy vọng sẽ mở ra một chương mới trong kỉ nguyên du hành vũ trụ của Mỹ khi mà các công ty tư nhân, thay vì NASA, nắm quyền kiểm soát.
Điều gì sẽ xảy ra ở buổi phóng thử?
Tàu Starliner, được phóng với một cabin không người lái ngoại trừ một búp bê thử nghiệm tên Rosie cùng với 215kg hàng hóa và tiếp tế, sẽ được đưa vào quỹ đạo bằng tên lửa Atlas V.
Tên lửa này được thiết kế dưới sự hợp tác của Boeing, tập đoàn Lockheed Martin và United Launch Alliance với 15 năm ghi nhận phóng thành công các vệ tinh và hàng hóa khác.
Bài kiểm tra thật sự là sau khi tàu Starliner tách khỏi tên lửa Atlas V và bắt đầu bay tự do trong vũ trụ. Tàu vũ trụ này sẽ dựa vào máy tính được trang bị phía trong và tự định hướng về phía trạm ISS nằm trong quỹ đạo cách mặt đất 402km.
Tại sao lần phóng này quan trọng?
Tàu Starliner của Boeing là kết quả của sự hợp tác kéo dài một thập kỷ với NASA nhằm thay thế Space Shuttle, chương trình chính đã đưa phi hành gia Mỹ lên vũ trụ trong suốt 30 năm.
Chương trình này kết thúc vào năm 2011, để lại nước Mỹ phải dựa dẫm vào tàu Soyuz của Nga để đưa phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ. Thỏa thuận không mấy lý tưởng, đồng thời là một thử thách với nước Mỹ mặc dù hai quốc gia vẫn hợp tác chặt chẽ trên vũ trụ, theo NASA cho biết.
Thay vì cố gắng dẫn đầu trong thiết kế và thử nghiệm tàu, NASA đã chọn cho mình một hướng đi khác. Cơ quan này đã kêu gọi các tập đoàn tư nhân gửi đi các thiết kế của mình và cạnh tranh cho một hợp đồng đã được định giá, với kết quả trao cho SpaceX và Boeing vào năm 2014.
Kết quả của hướng đi này, như NASA quảng cáo, là không chỉ có một mà hai công ty tư nhân có khả năng đưa người đi và về từ trạm ISS, trong khi đó NASA có thể tập trung vào những tham vọng lớn hơn như đưa người trở lại Mặt Trăng và khám phá vũ trụ rộng lớn.
Ngoài ra, dựa theo quỹ vận động thăm dò phi lợi nhuận Planetary Society, đây là một lợi ích lớn về mặt chi phí.
Tuấn Vũ(theo CNN)
Hãng máy bay Trung Quốc tham vọng đánh bật thế thống trị của Boeing, Airbus
Trung Quốc đã tự sản xuất chiếc máy bay thân hẹp với tham vọng đánh bật thế độc quyền của Boeing và Airbus trong hàng chục năm qua.
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số