Bộ TT&TT sẽ lập Tổ công tác về bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu cho vùng dịch
Vận chuyển, cung ứng hàng thiết yếu tại các tỉnh giãn cách là ưu tiên số 1
Chiều ngày 22/7, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn đã chủ trì cuộc họp trực tuyến chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính lớn triển khai kế hoạch bảo đảm vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 78 của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì cuộc họp trực tuyến về triển khai kế hoạch bảo đảm vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu theo nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 78. |
Tại Nghị quyết 78 về phiên họp chuyên đề phòng chống dịch Covid-19 ban hành ngày 20/7, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ TT&TT “chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính lớn tập trung tham gia vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các điểm phục vụ bưu chính hoặc qua hình thức lưu động cho người dân ở các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16”.
Ngay sau đó, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ Bưu chính và Vụ Quản lý doanh nghiệp đã khẩn trương xây dựng và ngày 21/7 Bộ đã ban hành 2 kế hoạch: “Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội” và “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông dân lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết, hai kế hoạch trên bổ trợ cho nhau song nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên số 1 hiện nay là việc triển khai kế hoạch bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 78 cũng như yêu cầu, chỉ đạo của Bộ trưởng. “Tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng xác định rõ hiện nay là thời chiến và Bộ TT&TT là tuyến đầu chống dịch”, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn lưu ý.
Theo Vụ trưởng Vụ Bưu chính Nguyễn Vũ Hồng Thanh, kế hoạch “Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội” có một số điểm mấu chốt Vietnam Post và Viettel Post phải thực hiện, đó là: Tham gia vận chuyển hàng hóa cho các địa phương, triển khai các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và cung cấp hàng hóa đến người dân, với những nội dung công việc cụ thể.
Đơn cử, tham gia vận chuyển hàng hóa cho các địa phương, 2 doanh nghiệp bưu chính chủ động bố trí phương tiện vận chuyển, kho bãi để cung cấp hàng hóa thiết yếu và bảo đảm vận chuyển hàng hóa theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Tập trung vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các điểm phục vụ bưu chính hoặc qua hình thức lưu động cho người dân.
Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh để đề xuất các phương án hỗ trợ vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, từ điểm bán hàng trong phạm vi nội tỉnh và liên tỉnh góp phần thúc đẩy hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa, giảm ùn tắc; và chủ động tìm kiếm nguồn cung hàng hóa thiết yếu đầu vào để phân phối cho các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân địa phương.
Với việc cung cấp hàng hóa đến người dân, 2 doanh nghiệp bưu chính lớn sẽ thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các bưu cục thuộc mạng lưới của đơn vị mình hoặc bán hàng lưu động; cung ứng hàng hóa qua 2 sàn Postmart và Vỏ Sò.
Ngoài ra, theo kế hoạch, Vietnam Post còn có trách nhiệm bảo đảm cung ứng dịch vụ KT1 (dịch vụ chấp nhận, vận chuyển bưu gửi trên mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước trong phạm vi nội tỉnh và liên tỉnh) và dịch vụ hành chính công cũng như thực hiện thu thập địa chỉ số và mã định danh điện tử công dân phục vụ xây dựng bản đồ số phòng chống dịch, bản đồ số quốc gia. “Vietnam Post cần bố trí lực lượng tiếp tục thu thập địa chỉ số và mã định danh điện tử công dân kết hợp với quá trình cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thiết yếu, để phục vụ xây dựng bản đồ số phòng chống dịch, bản đồ số quốc gia”, kế hoạch nêu rõ.
Bộ TT&TT sẽ lập Tổ công tác về bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu
Để kế hoạch “Bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp bưu chính lớn tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội” được thực hiện hiệu quả, cũng trong ngày 21/7, Bộ TT&TT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho Vietnam Post, Viettel Post triển khai kế hoạch tại địa phương.
Bộ TT&TT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao đầu mối chịu trách nhiệm cho sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và 2 doanh nghiệp bưu chính thực hiện kế hoạch. Tạo điều kiện cho Vietnam Post tiếp tục thu thập địa chỉ số và mã định danh điện tử công dân kết hợp với quá trình cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thiết yếu nhằm phục vụ xây dựng bản đồ số phòng chống dịch, bản đồ số quốc gia.
Tại cuộc họp ngày 22/7, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết, Bộ TT&TT sẽ thành lập Tổ công tác hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội.
Dự kiến Tổ công tác này sẽ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo 10 đơn vị thuộc Bộ và 2 doanh nghiệp bưu chính lớn Vietnam Post và Viettel Post.
Thực tế, từ ngày 13/7 đến nay, Vietnam Post và Viettel Post đã tham gia cung ứng hàng hóa thiết yếu, bình ổn cho người dân TP.HCM và các tỉnh phía Nam khác đang giãn cách xã hội. |
Với Vietnam Post và Viettel Post, Thứ trưởng lưu ý 2 doanh nghiệp trong cách thức triển khai 2 kế hoạch: “Hai doanh nghiệp phải song hành với nhau, cùng thống nhất kế hoạch để làm đồng bộ. Khi triển khai tại một tỉnh, công việc có thể chia nhau làm nhưng dữ liệu phải tích hợp lại dùng chung”.
Trên cơ sở 2 kế hoạch Bộ TT&TT đã ban hành, các đơn vị trong Bộ và 2 doanh nghiệp bưu chính lớn được yêu cầu phải nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết, phương án triển khai với thời hạn hoàn thành là trong ngày 23/7 để có thể bắt tay vào công việc cụ thể ngay trong tuần tới.
“Kế hoạch, phương án triển khai cần chi tiết, cụ thể tập trung vào 2 nhiệm vụ, nhưng ưu tiên số 1 là đảm bảo hàng hóa thiết yếu. Với việc, đưa hộ nông dân lên sàn, trọng tâm trước mắt là tiêu thụ sản phẩm theo mùa vụ của nông dân địa phương”, Thứ trưởng lưu ý thêm.
Vân Anh
Người dân TP.HCM hài lòng với nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19
Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 vừa chính thức được đưa vào sử dụng và nhận được những phản hồi tích cực của người dân trên địa bàn TP.HCM
Tin công nghệ liên quan khác
- Lập trình viên Lâm Thế Kiên : Không ngại quay trở về vạch xuất phát để tìm lại đam mê thực sự
- iPhone 14 Pro Max lộ thông số camera và thiết kế mới
- Sau NFT Trịnh Văn Quyết, nở rộ NFT đặt theo tên tỷ phú Việt
- Tiền điện tử: ‘Viên đạn bạc' trong cuộc chiến Nga-Ukraine?
- Ba điều Bill Gates hối tiếc nhất trong cuộc đời mình
- FPT.eSign - Giải pháp ký số từ xa ‘được lòng’ doanh nghiệp
- Công bố các nền tảng số quốc gia về họp trực tuyến trong tháng 6
- Tiết lộ thời điểm ra mắt iPhone màn hình gập
- NFT Trịnh Văn Quyết: Bán 400 triệu không ai mua, chốt giá 120.000 đồng
- Huawei muốn đưa Thái Lan trở thành quốc gia 5G hàng đầu ASEAN
- Smartphone có thực sự cần miếng dán bảo vệ màn hình?
- Sau Axie Infinity của người Việt, thêm một dự án crypto bị hack hàng triệu USD
- Công nghệ thúc đẩy giải quyết nhanh thủ tục hành chính tại tỉnh Quảng Nam
- Galaxy S22 Ultra sẽ ‘bất khả chiến bại’ nếu khắc phục những điều này
- Khoảnh khắc nữ tài xế đối mặt 3 tên cướp nóng nhất mạng xã hội
- “Xin đừng xoáy thêm vào nỗi đau của những người trong cuộc”
- Tối ưu hiệu năng, tăng tốc phát triển với CMC Kubernetes Engine
- Yêu cầu các mạng xã hội, trang tin điện tử gỡ video và thư tuyệt mệnh của nam sinh tự vẫn
- "Tôi mong mọi người ngưng bình luận thư tuyệt mệnh và hãy ôm lấy con mình"
- Đưa 6 triệu đoàn viên thanh niên thành hạt nhân chuyển đổi số