Bé gái bị nấm da, nghi ngờ do thú nuôi
Bé B.Y (8 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) ban đầu bị phát ban và lấm tấm mụn mủ ở vùng mắt, thái dương trái. Do dịch bệnh, mẹ bệnh nhi không đưa bé đi bệnh viện mà mua thuốc bôi tại nhà.
Những ngày đầu, da có cải thiện, nhưng sau đó bùng phát dữ dội hơn. Da bé sần sùi, đóng vảy, mưng mủ kèm với ngứa, lan ra khoảng 2/3 khuôn mặt. Do tình trạng nghiêm trọng, gia đình đã đưa bé lên Bệnh viện Da liễu TP.HCM để điều trị.
Bệnh nhi bị tổn thương nặng nề do điều trị nấm da sai cách. Ảnh: BVCC
Thạc sĩ Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng Khoa Thẩm mỹ da, cho biết, đây là trường hợp nấm da thường gặp, có thể điều trị khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần với các thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, bệnh nhi này sử dụng thuốc bôi chứa corticoid trong thời gian dài nên thương tổn lan rộng, ngứa ngáy, cào gãi nhiều gây bội nhiễm.
Theo bác sĩ Ánh Tú, có nhiều nguyên nhân gây nấm. Cụ thể, người bệnh có thể nhiễm từ bào tử nấm có trong không khí, môi trường hay thú nuôi trong nhà như chó, mèo bị bệnh, hay từ người bệnh lây sang người lành...
“Với bệnh nhi này, gia đình có nuôi chó và bé hay ôm, chơi đùa. Do đó, chúng tôi không loại trừ nguyên nhân nhiễm nấm từ loại thú nuôi này”, bác sĩ Tú nhận định.
Để đề phòng bệnh nấm da và các bệnh ngoài da khác, bác sĩ khuyến cáo, người dân cần vệ sinh da sạch sẽ, giữ cơ thể khô ráo, tránh mặc quần áo ẩm ướt. Không dùng chung đồ dùng cá nhân: khăn mặt, quần áo, tất, khẩu trang… nhất là với người đang nhiễm nấm da.
Nấm có thể sống ký sinh trên cơ thể của chó, mèo… vì thế cần giữ vệ sinh cho thú nuôi. Khi bị nhiễm nấm, người dân cần đến khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết.
Trong những ngày giãn cách xã hội, người bệnh thường tự mua thuốc bôi hoặc dùng thuốc dân gian thay vì đến bệnh viện. Thói quen tự điều trị có thể làm tổn thương da nặng nề hơn, gây kích ứng, dị ứng, sưng nề, nổi mụn nước, rỉ dịch... thậm chí, khó hồi phục như ban đầu.
Linh Giao

Lý do bạn rụng tóc quá nhiều và cách khắc phục
Rụng tóc phổ biến ở cả nam và nữ, gây phiền toái cho một số người vì mái tóc mỏng dần đi, thậm chí gây hói đầu.
Sức khỏe liên quan khác
- Hà Nội đặt mục tiêu trên 95% trẻ từ 5-11 tuổi tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khiến virus dễ dàng tấn công
- Tình nguyện viên của Bệnh viện Hồi sức lớn nhất nước kêu cứu
- EMA mở rộng đối tượng được tiêm Evusheld dự phòng Covid-19
- Bé mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc sau khỏi Covid-19, cha mẹ nên làm gì?
- Người phụ nữ với căn bệnh ‘hóa đá’
- 1 tháng sau khi khỏi Covid-19, người đàn ông ‘tránh vợ’ vì lý do khó nói
- Hàng trăm nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc trong 3 tháng đầu năm
- Cả nước có 48.717 ca Covid-19 mới, riêng Hà Nội thêm gần 6.000 F0
- Bé 8 tháng bị tiêm nhầm vắc xin Covid-19, tạm đình chỉ nhân viên y tế
- Mức độ nguy hiểm của biến thể mới XE
- Phát hiện dị vật dài 5cm trong mũi người đàn ông
- Việt Nam cấp hộ chiếu vắc xin Covid-19 từ 15/4, người dân cần làm gì?
- Vị bác sĩ tận tâm hỗ trợ chống dịch, làm đẹp cho người
- Còn hơn 41 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19 bị sai thông tin
- Tự phá thai 22 tuần tại nhà, người phụ nữ nguy kịch vì vỡ sẹo tử cung
- Điều gì xảy ra khi bạn uống cà phê trước khi ăn sáng?
- Lý do số ca tái nhiễm Covid-19 ở Anh cao khó tin
- Người đàn ông bị cáo buộc tiêm 90 mũi vắc xin Covid-19
- Dấu hiệu nhỏ trên móng tay cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Bài viết mới
Bài viết đọc nhiều
Follow chúng tôi
Số lượt người truy cập

